Sự kiện trình diễn nhạc ngũ âm Khmer diễn ra tại quảng trường Bạch Đằng trong khuôn khổ lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe ngo tỉnh Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI.
Chương trình xác lập kỷ lục do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tổ chức kỷ lục Việt Nam VietKings tổ chức.
Sự kiện trình diễn nhạc ngũ âm Khmer diễn ra tại quảng trường Bạch Đằng trong khuôn khổ lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe ngo tỉnh Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI.
Chương trình xác lập kỷ lục do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tổ chức kỷ lục Việt Nam VietKings tổ chức.
Buổi trình diễn có 20 dàn nhạc ngũ âm với 200 nghệ nhân, nhạc công và các diễn viên múa Rom Vong tham gia.
Buổi trình diễn có 20 dàn nhạc ngũ âm với 200 nghệ nhân, nhạc công và các diễn viên múa Rom Vong tham gia.
Nhạc ngũ âm (hay còn gọi là Pinn Peat) là loại hình âm nhạc cổ truyền và phổ biến của nguời Khmer Nam Bộ. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian này đã lưu giữ và truyền tải nhiều giá trị văn hóa tinh thần của người Khmer.
Ngày 20/12/2019, nhạc ngũ âm Khmer ở Sóc Trăng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nhạc ngũ âm (hay còn gọi là Pinn Peat) là loại hình âm nhạc cổ truyền và phổ biến của nguời Khmer Nam Bộ. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian này đã lưu giữ và truyền tải nhiều giá trị văn hóa tinh thần của người Khmer.
Ngày 20/12/2019, nhạc ngũ âm Khmer ở Sóc Trăng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Các nghệ nhân tập luyện trước ngày trình diễn để xác lập kỷ lục.
Dàn nhạc ngũ âm trước đây chỉ được sử dụng mỗi dịp đám phước, lễ hội, tết cổ truyền ở chùa và các đám tang theo nghi thức truyền thống của người Khmer, sau đó nhạc cụ được cất giữ lại tại chùa.
Ngày nay, đời sống tinh thần của người Khmer ngày càng được nâng lên, dàn nhạc ngũ âm được mở rộng phạm vi hoạt động. Loại hình này xuất hiện và tham gia phục vụ trong các chương trình biểu diễn ca - múa - nhạc chuyên nghiệp, trong các lễ hội truyền thống hay những dịp sinh hoạt văn hóa - nghệ thuật cộng đồng.
Các nghệ nhân tập luyện trước ngày trình diễn để xác lập kỷ lục.
Dàn nhạc ngũ âm trước đây chỉ được sử dụng mỗi dịp đám phước, lễ hội, tết cổ truyền ở chùa và các đám tang theo nghi thức truyền thống của người Khmer, sau đó nhạc cụ được cất giữ lại tại chùa.
Ngày nay, đời sống tinh thần của người Khmer ngày càng được nâng lên, dàn nhạc ngũ âm được mở rộng phạm vi hoạt động. Loại hình này xuất hiện và tham gia phục vụ trong các chương trình biểu diễn ca - múa - nhạc chuyên nghiệp, trong các lễ hội truyền thống hay những dịp sinh hoạt văn hóa - nghệ thuật cộng đồng.
Lâm Quy Rith, 18 tuổi, chơi nhạc cụ bộ đồng trong dàn nhạc ngũ âm, cho biết dù mới học nhạc truyền thống vài tháng nhưng em cảm thấy tự hào và yêu thích.
''Dàn nhạc ngũ âm của người Khmer Sóc Trăng được xác nhận kỷ lục không chỉ là niềm vui riêng em mà còn của chung cả tỉnh", Rith nói.
Về hình thức, ngũ âm truyền thống Khmer là một dàn nhạc hợp từ 5 bộ nhạc cụ được làm từ 5 loại chất liệu khác nhau tạo nên 5 âm sắc riêng biệt gồm bộ đồng, bộ sắt, bộ mộc, bộ hơi và bộ da. Điều này bắt nguồn từ quan niệm gắn liền với 5 yếu tố trong triết lý ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Trong dàn, mỗi bộ sẽ có một, hai hoặc ba loại nhạc cụ, tạo nên biên chế hoàn chỉnh. Dàn nhạc ngũ âm truyền thống gồm 9 loại nhạc cụ: kèn Srolai Pinn Peat (bộ hơi); đàn Rôneat Ek, Rôneat Thung (bộ mộc); Rôneat Đek (bộ sắt); Kuông Vông Tôch, Kuông Vông Thum, Chưng (bộ đồng); trống Samphô, trống Skô Thum (bộ da).
Lâm Quy Rith, 18 tuổi, chơi nhạc cụ bộ đồng trong dàn nhạc ngũ âm, cho biết dù mới học nhạc truyền thống vài tháng nhưng em cảm thấy tự hào và yêu thích.
''Dàn nhạc ngũ âm của người Khmer Sóc Trăng được xác nhận kỷ lục không chỉ là niềm vui riêng em mà còn của chung cả tỉnh", Rith nói.
Về hình thức, ngũ âm truyền thống Khmer là một dàn nhạc hợp từ 5 bộ nhạc cụ được làm từ 5 loại chất liệu khác nhau tạo nên 5 âm sắc riêng biệt gồm bộ đồng, bộ sắt, bộ mộc, bộ hơi và bộ da. Điều này bắt nguồn từ quan niệm gắn liền với 5 yếu tố trong triết lý ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Trong dàn, mỗi bộ sẽ có một, hai hoặc ba loại nhạc cụ, tạo nên biên chế hoàn chỉnh. Dàn nhạc ngũ âm truyền thống gồm 9 loại nhạc cụ: kèn Srolai Pinn Peat (bộ hơi); đàn Rôneat Ek, Rôneat Thung (bộ mộc); Rôneat Đek (bộ sắt); Kuông Vông Tôch, Kuông Vông Thum, Chưng (bộ đồng); trống Samphô, trống Skô Thum (bộ da).
Thạch Thị Ngũ, 19 tuổi, cho biết học nhạc ở chùa Cần Đước, huyện Mỹ Xuyên. Các nghệ nhân tham gia trình diễn xác lập kỷ lục ở nhiều độ tuổi khác nhau, có em 10 tuổi, cũng có những cụ trên 80.
Về thể loại, ngũ âm là âm nhạc hòa tấu mang tính chất lễ nghi tôn giáo, gắn bó chặt chẽ với các nghi lễ và đời sống Phật giáo Tiểu thừa trong các ngôi chùa và phum, sóc của người Khmer.
Thạch Thị Ngũ, 19 tuổi, cho biết học nhạc ở chùa Cần Đước, huyện Mỹ Xuyên. Các nghệ nhân tham gia trình diễn xác lập kỷ lục ở nhiều độ tuổi khác nhau, có em 10 tuổi, cũng có những cụ trên 80.
Về thể loại, ngũ âm là âm nhạc hòa tấu mang tính chất lễ nghi tôn giáo, gắn bó chặt chẽ với các nghi lễ và đời sống Phật giáo Tiểu thừa trong các ngôi chùa và phum, sóc của người Khmer.
Những nghệ nhân nhỏ tuổi trình diễn ngũ âm thuần thục gấy bất ngờ và ấn tượng cho khán giả.
Những nghệ nhân nhỏ tuổi trình diễn ngũ âm thuần thục gấy bất ngờ và ấn tượng cho khán giả.
Trong dàn nhạc ngũ âm, người chơi trống Sampo có vai trò giữ tiết và biến tấu để điều khiển nhịp điệu của bài nhạc.
Ông Trần Minh Lý, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng, cho biết công nhận kỷ lục "Trình diễn nhạc ngũ âm của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam" là một trong những điểm nhấn có ý nghĩa đặc biệt trong chuỗi hoạt động của lễ hội Óoc Om Bóc.
Trong dàn nhạc ngũ âm, người chơi trống Sampo có vai trò giữ tiết và biến tấu để điều khiển nhịp điệu của bài nhạc.
Ông Trần Minh Lý, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng, cho biết công nhận kỷ lục "Trình diễn nhạc ngũ âm của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam" là một trong những điểm nhấn có ý nghĩa đặc biệt trong chuỗi hoạt động của lễ hội Óoc Om Bóc.
Người dân đến xem trình diễn nhạc ngũ âm xác lập kỷ lục.
Việc xác lập kỷ lục là sự khích lệ, ghi nhận những nỗ lực trong bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại địa phương. Đây cũng là hoạt động nhằm quảng bá di sản văn hóa đến gần hơn với du khách.
Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống, chiếm hơn 30% dân số toàn tỉnh với hơn 360.000 người. Cộng đồng Khmer có đời sống văn hóa nghệ thuật phong phú, có nhiều chùa, lễ hội truyền thống. Các loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian luôn gắn liền với đời sống tinh thần của cộng đồng.
Người dân đến xem trình diễn nhạc ngũ âm xác lập kỷ lục.
Việc xác lập kỷ lục là sự khích lệ, ghi nhận những nỗ lực trong bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại địa phương. Đây cũng là hoạt động nhằm quảng bá di sản văn hóa đến gần hơn với du khách.
Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống, chiếm hơn 30% dân số toàn tỉnh với hơn 360.000 người. Cộng đồng Khmer có đời sống văn hóa nghệ thuật phong phú, có nhiều chùa, lễ hội truyền thống. Các loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian luôn gắn liền với đời sống tinh thần của cộng đồng.
Các nghệ nhân trẻ ghi lại khoảnh khắc tham gia sự kiện.
Lễ hội Óoc Om Bóc hay lễ Cúng Trăng của người Khmer diễn ra vào khoảng tháng 10 âm lịch hằng năm. Sóc Trăng là tỉnh có nhiều hoạt động dịp này như lễ cúng trăng, thả đèn gió, đèn nước, đua ghe ngo, thu hút đông đảo du khách trong vùng.
Các nghệ nhân trẻ ghi lại khoảnh khắc tham gia sự kiện.
Lễ hội Óoc Om Bóc hay lễ Cúng Trăng của người Khmer diễn ra vào khoảng tháng 10 âm lịch hằng năm. Sóc Trăng là tỉnh có nhiều hoạt động dịp này như lễ cúng trăng, thả đèn gió, đèn nước, đua ghe ngo, thu hút đông đảo du khách trong vùng.
Trình diễn nhạc ngũ âm KhmerAn Minh
Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về [email protected]