Những sự cố khoa học vũ trụ nghiêm trọng nhất năm 2024

29/12/2024
|
0 lượt xem
Khoa Học Vũ Trụ
Những sự cố khoa học vũ trụ nghiêm trọng nhất năm 2024

Tàu vũ trụ Starliner bị lỗi của Boeing trở về Trái Đất từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (​​ISS) mà không chở phi hành gia nào hồi tháng 9. Ảnh: ESA/NASA-S.Cristoforetti

Sự cố không gian nổi bật và kéo dài nhất năm nay có lẽ là câu chuyện về tàu Starliner bị rò rỉ của Boeing, khiến hai phi hành gia NASA là Butch Wilmore và Suni Williams mắc kẹt trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào tháng 6.

Trong quá trình đưa Wilmore và Williams lên trạm, con tàu đã gặp nhiều trục trặc. Cuối cùng, sau nhiều lần trì hoãn để NASA tìm giải pháp, nó phải trở về Trái Đất mà không mang theo phi hành gia nào vào tháng 9. Bộ đôi phi hành gia NASA ban đầu dự kiến chỉ ở lại không gian một tuần, nhưng đến cuối năm 2024, họ đã sống 209 ngày trên ISS và vẫn chưa thể trở về ít nhất đến tháng 3/2025.

Tàu vũ trụ Starliner bị lỗi của Boeing trở về Trái Đất từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (​​ISS) mà không chở phi hành gia nào hồi tháng 9. Ảnh: ESA/NASA-S.Cristoforetti

Sự cố không gian nổi bật và kéo dài nhất năm nay có lẽ là câu chuyện về tàu Starliner bị rò rỉ của Boeing, khiến hai phi hành gia NASA là Butch Wilmore và Suni Williams mắc kẹt trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào tháng 6.

Trong quá trình đưa Wilmore và Williams lên trạm, con tàu đã gặp nhiều trục trặc. Cuối cùng, sau nhiều lần trì hoãn để NASA tìm giải pháp, nó phải trở về Trái Đất mà không mang theo phi hành gia nào vào tháng 9. Bộ đôi phi hành gia NASA ban đầu dự kiến chỉ ở lại không gian một tuần, nhưng đến cuối năm 2024, họ đã sống 209 ngày trên ISS và vẫn chưa thể trở về ít nhất đến tháng 3/2025.

Trạm ISS bay trên quỹ đạo Trái Đất. Ảnh: NASA

Tháng 9, một báo cáo mới đã nhấn mạnh sự cấp bách của một vụ rò rỉ kéo dài trên trạm ISS và xác định thêm 50 "khu vực đáng lo ngại" liên quan. Vụ rò rỉ này được phát hiện lần đầu ở khu vực của Nga vào năm 2019, sau đó, nhiều vết nứt khác tại khu vực này đã xuất hiện. Chỗ rò rỉ và các vết nứt được xử lý tạm bằng chất bịt kín và miếng vá, nhưng một lượng nhỏ không khí vẫn thoát ra ngoài không gian.

Báo cáo mới cảnh báo rằng cần một giải pháp lâu dài để tránh nhiều vấn đề kéo theo và nguy cơ xảy ra thảm họa trong vài năm tới. Tuy nhiên, cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos không đồng ý về mức độ nghiêm trọng của vấn đề và đến nay vẫn từ chối sửa chữa, có thể vì ISS dự kiến bị phá hủy vào năm 2030.

Trạm ISS bay trên quỹ đạo Trái Đất. Ảnh: NASA

Tháng 9, một báo cáo mới đã nhấn mạnh sự cấp bách của một vụ rò rỉ kéo dài trên trạm ISS và xác định thêm 50 "khu vực đáng lo ngại" liên quan. Vụ rò rỉ này được phát hiện lần đầu ở khu vực của Nga vào năm 2019, sau đó, nhiều vết nứt khác tại khu vực này đã xuất hiện. Chỗ rò rỉ và các vết nứt được xử lý tạm bằng chất bịt kín và miếng vá, nhưng một lượng nhỏ không khí vẫn thoát ra ngoài không gian.

Báo cáo mới cảnh báo rằng cần một giải pháp lâu dài để tránh nhiều vấn đề kéo theo và nguy cơ xảy ra thảm họa trong vài năm tới. Tuy nhiên, cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos không đồng ý về mức độ nghiêm trọng của vấn đề và đến nay vẫn từ chối sửa chữa, có thể vì ISS dự kiến bị phá hủy vào năm 2030.

Rác vũ trụ rơi xuống một ngôi nhà ở Florida là phần còn lại của khối pin bị trạm ISS thải bỏ vào năm 2021. Ảnh: NASA/Mike Hopkins

Một sự cố khác liên quan đến trạm ISS là khi một mảnh rác vũ trụ bí ẩn rơi xuống Trái Đất vào tháng 3 và đâm thủng mái nhà của một gia đình ở Naples, bang Florida, Mỹ. NASA sau đó thừa nhận rằng mảnh rác, có chiều ngang khoảng 10 cm, là phần cháy xém còn sót lại của khối pin bị vứt ra khỏi ISS năm 2021. Nó từng được cho là cháy hoàn toàn trong khí quyển, nhưng điều này đã không xảy ra.

Tháng 6, chủ nhà nộp đơn kiện NASA, yêu cầu cơ quan này bồi thường 80.000 USD. Sự việc hiện vẫn chưa được giải quyết.

Rác vũ trụ rơi xuống một ngôi nhà ở Florida là phần còn lại của khối pin bị trạm ISS thải bỏ vào năm 2021. Ảnh: NASA/Mike Hopkins

Một sự cố khác liên quan đến trạm ISS là khi một mảnh rác vũ trụ bí ẩn rơi xuống Trái Đất vào tháng 3 và đâm thủng mái nhà của một gia đình ở Naples, bang Florida, Mỹ. NASA sau đó thừa nhận rằng mảnh rác, có chiều ngang khoảng 10 cm, là phần cháy xém còn sót lại của khối pin bị vứt ra khỏi ISS năm 2021. Nó từng được cho là cháy hoàn toàn trong khí quyển, nhưng điều này đã không xảy ra.

Tháng 6, chủ nhà nộp đơn kiện NASA, yêu cầu cơ quan này bồi thường 80.000 USD. Sự việc hiện vẫn chưa được giải quyết.

Ảnh chụp ngày 22/2, ngay trước khi tàu đổ bộ Odysseus của công ty Mỹ Intuitive Machine đâm xuống bề mặt Mặt Trăng. Ảnh: Intuitive Machines

Trong khi nhiệm vụ thu thập mẫu vật từ nửa tối Mặt Trăng của Trung Quốc thành công lớn, các công ty tư nhân kém thành công hơn khi đưa tàu đổ bộ tới thiên thể này.

Tháng 1, tàu vũ trụ Peregrine của công ty Mỹ Astrobiotic Technology mang theo tàu đổ bộ Mặt Trăng tư nhân đầu tiên đã gặp sự cố không lâu sau khi phóng. Con tàu mắc kẹt trên không gian, cuối cùng rơi trở lại Trái Đất và cháy trong khí quyển. Nhiệm vụ này thậm chí vấp phải những chỉ trích từ trước khi phóng vì muốn đưa tro cốt của con người lên Mặt Trăng.

Tháng 2, tàu đổ bộ tư nhân Odysseus hoàn thành chuyến bay đến Mặt Trăng và trở thành tàu vũ trụ Mỹ đầu tiên đáp xuống bề mặt thiên thể này sau hơn 50 năm. Tuy nhiên, tàu đổ bộ do công ty Intuitive Machines chế tạo cũng không hạ cánh tốt, bị đổ lật về một bên khi tiếp đất. Con tàu hoàn thành một số công việc, cuối cùng "chết" trong đêm Mặt Trăng lạnh giá.

Ảnh chụp ngày 22/2, ngay trước khi tàu đổ bộ Odysseus của công ty Mỹ Intuitive Machine đâm xuống bề mặt Mặt Trăng. Ảnh: Intuitive Machines

Trong khi nhiệm vụ thu thập mẫu vật từ nửa tối Mặt Trăng của Trung Quốc thành công lớn, các công ty tư nhân kém thành công hơn khi đưa tàu đổ bộ tới thiên thể này.

Tháng 1, tàu vũ trụ Peregrine của công ty Mỹ Astrobiotic Technology mang theo tàu đổ bộ Mặt Trăng tư nhân đầu tiên đã gặp sự cố không lâu sau khi phóng. Con tàu mắc kẹt trên không gian, cuối cùng rơi trở lại Trái Đất và cháy trong khí quyển. Nhiệm vụ này thậm chí vấp phải những chỉ trích từ trước khi phóng vì muốn đưa tro cốt của con người lên Mặt Trăng.

Tháng 2, tàu đổ bộ tư nhân Odysseus hoàn thành chuyến bay đến Mặt Trăng và trở thành tàu vũ trụ Mỹ đầu tiên đáp xuống bề mặt thiên thể này sau hơn 50 năm. Tuy nhiên, tàu đổ bộ do công ty Intuitive Machines chế tạo cũng không hạ cánh tốt, bị đổ lật về một bên khi tiếp đất. Con tàu hoàn thành một số công việc, cuối cùng "chết" trong đêm Mặt Trăng lạnh giá.

Cánh quạt của trực thăng Ingenuity hư hại nặng (trái) và vết rách lớn trên bánh xe của robot Curiosity (phải). Ảnh: NASA/JPL-Caltech/MAHLI

Tháng 1, trực thăng sao Hỏa Ingenuity của NASA kết thúc nhiệm vụ kéo dài khoảng 3 năm sau khi bị hư hại nghiêm trọng trong chuyến bay thứ 72 trên hành tinh đỏ. Các bức ảnh cho thấy, sau cú hạ cánh lỗi, một cánh quạt của trực thăng này đã mất một mảnh lớn, hư hỏng không thể sửa chữa. Nó vẫn hoạt động về mặt kỹ thuật và có thể đóng vai trò như trạm thời tiết trong vài thập kỷ tới. Nhưng các phi hành gia có thể sẽ cần đến sao Hỏa để lấy được dữ liệu mà nó thu thập.

Curiosity, robot giúp NASA nghiên cứu sao Hỏa hơn 12 năm, cũng chịu một số hư hại nghiêm trọng trong năm nay. Những hình ảnh công bố hồi tháng 9 cho thấy một loạt lỗ thủng trên bánh xe giữa bên phải của robot, bao gồm vết rách lớn làm lộ thiết bị bên trong bánh xe. Tuy nhiên, robot không có dấu hiệu bị các "vết thương" này làm chậm lại. Nó đang trên đường khám phá cấu trúc giống mạng nhện bí ẩn trên sao Hỏa.

Cánh quạt của trực thăng Ingenuity hư hại nặng (trái) và vết rách lớn trên bánh xe của robot Curiosity (phải). Ảnh: NASA/JPL-Caltech/MAHLI

Tháng 1, trực thăng sao Hỏa Ingenuity của NASA kết thúc nhiệm vụ kéo dài khoảng 3 năm sau khi bị hư hại nghiêm trọng trong chuyến bay thứ 72 trên hành tinh đỏ. Các bức ảnh cho thấy, sau cú hạ cánh lỗi, một cánh quạt của trực thăng này đã mất một mảnh lớn, hư hỏng không thể sửa chữa. Nó vẫn hoạt động về mặt kỹ thuật và có thể đóng vai trò như trạm thời tiết trong vài thập kỷ tới. Nhưng các phi hành gia có thể sẽ cần đến sao Hỏa để lấy được dữ liệu mà nó thu thập.

Curiosity, robot giúp NASA nghiên cứu sao Hỏa hơn 12 năm, cũng chịu một số hư hại nghiêm trọng trong năm nay. Những hình ảnh công bố hồi tháng 9 cho thấy một loạt lỗ thủng trên bánh xe giữa bên phải của robot, bao gồm vết rách lớn làm lộ thiết bị bên trong bánh xe. Tuy nhiên, robot không có dấu hiệu bị các "vết thương" này làm chậm lại. Nó đang trên đường khám phá cấu trúc giống mạng nhện bí ẩn trên sao Hỏa.

Tàu Voyager đang bay qua vùng không gian liên sao bên ngoài hệ Mặt Trời. Ảnh: NASA/JPL-Caltech

Sau nhiều thập kỷ di chuyển tương đối suôn sẻ qua hệ Mặt Trời, và hiện là vùng không gian liên sao, bộ đôi tàu vũ trụ Voyager của NASA đã gặp một số vấn đề khá lớn.

Tàu Voyager 1 phóng vào năm 1977, chỉ vài tuần sau Voyager 2. Năm nay, con tàu trải qua nhiều sự kiện hơn "anh em sinh đôi" của mình. Vài tháng đầu năm, nó truyền về những tín hiệu kỳ quặc. NASA đã xác định được vấn đề và sửa chữa tạm thời vào tháng 3, khi tàu thăm dò cách Trái Đất khoảng 24 tỷ km. Nhưng vấn đề vẫn chưa được giải quyết hoàn toàn cho đến tháng 6, khi NASA khôi phục đầy đủ liên lạc với con tàu.

Tháng 9, Voyager 1 thực hiện một thao tác mạo hiểm để bắt đầu sử dụng những bộ đẩy khác sau khi hệ thống đẩy chính đột ngột ngừng hoạt động. Tháng 10, NASA một lần nữa mất liên lạc tạm thời với con tàu khi bộ phát vô tuyến chính của nó bị hỏng và phải chuyển sang bộ dự phòng.

Voyager 2 trải qua một năm êm đềm hơn nhưng cũng gặp khó khăn, bao gồm việc phải tắt một trong các thiết bị khoa học đã hoạt động lâu dài để bảo tồn mức năng lượng đang giảm dần.

Tàu Voyager đang bay qua vùng không gian liên sao bên ngoài hệ Mặt Trời. Ảnh: NASA/JPL-Caltech

Sau nhiều thập kỷ di chuyển tương đối suôn sẻ qua hệ Mặt Trời, và hiện là vùng không gian liên sao, bộ đôi tàu vũ trụ Voyager của NASA đã gặp một số vấn đề khá lớn.

Tàu Voyager 1 phóng vào năm 1977, chỉ vài tuần sau Voyager 2. Năm nay, con tàu trải qua nhiều sự kiện hơn "anh em sinh đôi" của mình. Vài tháng đầu năm, nó truyền về những tín hiệu kỳ quặc. NASA đã xác định được vấn đề và sửa chữa tạm thời vào tháng 3, khi tàu thăm dò cách Trái Đất khoảng 24 tỷ km. Nhưng vấn đề vẫn chưa được giải quyết hoàn toàn cho đến tháng 6, khi NASA khôi phục đầy đủ liên lạc với con tàu.

Tháng 9, Voyager 1 thực hiện một thao tác mạo hiểm để bắt đầu sử dụng những bộ đẩy khác sau khi hệ thống đẩy chính đột ngột ngừng hoạt động. Tháng 10, NASA một lần nữa mất liên lạc tạm thời với con tàu khi bộ phát vô tuyến chính của nó bị hỏng và phải chuyển sang bộ dự phòng.

Voyager 2 trải qua một năm êm đềm hơn nhưng cũng gặp khó khăn, bao gồm việc phải tắt một trong các thiết bị khoa học đã hoạt động lâu dài để bảo tồn mức năng lượng đang giảm dần.

Tên lửa Trường Chinh 6A của Trung Quốc nổ tung thành hơn 300 mảnh vào tháng 8, sau khi đưa vệ tinh lên quỹ đạo. Ảnh: Slingshot Aerospace

Khi vùng không gian quanh Trái Đất ngày càng đông đúc, nguy cơ xảy ra tai nạn càng tăng. Tháng 6, phi hành gia trên trạm ISS phải tạm thời trú ẩn trong các tàu vũ trụ - bao gồm cả tàu Starliner rò rỉ của Boeing - khi vệ tinh Nga Resurs-P1 đột ngột vỡ thành hơn 100 mảnh gần đó.

Tháng 8, tên lửa Trường Chinh 6A của Trung Quốc phát nổ thành hơn 300 mảnh sau khi triển khai vệ tinh đầu tiên trong mạng lưới băng thông rộng Thousand Sails, dự kiến gồm khoảng 15.000 vệ tinh. Hiện giới chuyên gia vẫn chưa rõ chính xác điều gì đã xảy ra. Tuy nhiên, họ lo ngại độ sáng lớn của các vệ tinh mới sẽ ảnh hưởng đến việc quan sát thiên văn.

Tháng 10, vệ tinh Intelsat 33e do Boeing chế tạo bất ngờ vỡ thành hơn 20 mảnh. Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra.

Một vụ va chạm suýt diễn ra vào tháng 2 khi tàu vũ trụ NASA và vệ tinh liên lạc của Nga bay qua sát nhau. Nếu thực sự va chạm, hậu quả có thể còn nghiêm trọng hơn những trường hợp trên.

Tên lửa Trường Chinh 6A của Trung Quốc nổ tung thành hơn 300 mảnh vào tháng 8, sau khi đưa vệ tinh lên quỹ đạo. Ảnh: Slingshot Aerospace

Khi vùng không gian quanh Trái Đất ngày càng đông đúc, nguy cơ xảy ra tai nạn càng tăng. Tháng 6, phi hành gia trên trạm ISS phải tạm thời trú ẩn trong các tàu vũ trụ - bao gồm cả tàu Starliner rò rỉ của Boeing - khi vệ tinh Nga Resurs-P1 đột ngột vỡ thành hơn 100 mảnh gần đó.

Tháng 8, tên lửa Trường Chinh 6A của Trung Quốc phát nổ thành hơn 300 mảnh sau khi triển khai vệ tinh đầu tiên trong mạng lưới băng thông rộng Thousand Sails, dự kiến gồm khoảng 15.000 vệ tinh. Hiện giới chuyên gia vẫn chưa rõ chính xác điều gì đã xảy ra. Tuy nhiên, họ lo ngại độ sáng lớn của các vệ tinh mới sẽ ảnh hưởng đến việc quan sát thiên văn.

Tháng 10, vệ tinh Intelsat 33e do Boeing chế tạo bất ngờ vỡ thành hơn 20 mảnh. Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra.

Một vụ va chạm suýt diễn ra vào tháng 2 khi tàu vũ trụ NASA và vệ tinh liên lạc của Nga bay qua sát nhau. Nếu thực sự va chạm, hậu quả có thể còn nghiêm trọng hơn những trường hợp trên.

Thu Thảo (Tổng hợp)

Tin liên quan
Tin Nổi bật